Giải Toán 7 trang 69 Tập 1 Kết nối tri thức – VietJack.com

Rate this post

Với Giải Toán 7 trang 69 Tập 1 trong Luyện tập chung trang 68 Toán lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời các câu hỏi & làm bài tập Toán 7 trang 69.

Giải Toán 7 trang 69 Tập 1 Kết nối tri thức

Bài 4.7 trang 69 Toán 7 Tập 1: Các số đo x, y, z trong mỗi tam giác vuông dưới đây bằng bao nhiêu độ?

Lời giải:

Xét tam giác vuông trong hình đầu tiên ta có: x+60°=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó x=90°−60°=30°.

Xét tam giác vuông trong hình thứ hai ta có: y+50°=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó y=90°−50°=40°.

Xét tam giác vuông trong hình thứ ba ta có: z+45°=90° (trong tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau).

Do đó z=90°−45°=45°.

Vậy x=30°, y=40°, z=45°.

Bài 4.8 trang 69 Toán 7 Tập 1: Tính số đo góc còn lại trong mỗi tam giác dưới đây. Hãy chỉ ra tam giác nào là tam giác vuông.

Lời giải:

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

Do đó A^=180°−B^−C^=180°−35°−25°=120°.

Tam giác ABC không có góc vuông nên tam giác ABC không phải tam giác vuông.

Xét tam giác DEF có D^+E^+E^=180°.

Do đó F^=180°−D^−E^=180°−55°−65°=60°.

Tam giác DEF không có góc vuông nên tam giác DEF không phải tam giác vuông.

Xét tam giác MNP có M^+N^+P^=180°.

Xem thêm:  Giải vở bài tập Toán lớp 5 tập 1 trang 18, 19 bài 1, 2, 3 đầy đủ

Do đó P^=180°−M^−N^=180°−55°−35°=90°.

Do đó góc P là góc vuông.

Tam giác MNP có một góc vuông nên tam giác MNP là tam giác vuông.

Bài 4.9 trang 69 Toán 7 Tập 1: Cho Hình 4.25, biết DAC^=60°, AB = AC, DB = DC. Hãy tính DAB^.

Lời giải:

Xét hai tam giác ADB và ADC có:

AB = AC (theo giả thiết).

BD = CD (theo giả thiết).

AD chung.

Do đó ΔADB=ΔADCc−c−c.

Do đó DAB^=DAC^ (2 góc tương ứng).

Vậy DAB^=60°.

Bài 4.10 trang 69 Toán 7 Tập 1: Cho tam giác ABC có BCA^=60° và điểm M nằm trên cạnh BC sao cho BAM^=20°, AMC^=80° (H.4.26). Tính số đo các góc AMB, ABC, BAC.

Lời giải:

Xét tam giác AMC có:

AMC^+ACM^+MAC^=180°.

Do đó MAC^=180°−AMC^−ACM^=180°−80°−60°=40°.

AMB^ là góc ngoài tại đỉnh M của tam giác AMC nên

AMB^=ACM^+MAC^=60°+40°=100°.

Xét tam giác AMB có AMB^+MAB^+ABM^=180°.

Do đó ABM^=180°−AMB^−MAB^=180°−100°−20°=60°.

hay ABC^=60°.

Ta có BAC^=MAB^+MAC^=20°+40°=60°.

Vậy AMB^=100°, ABC^=60°, BAC^=60°.

Bài 4.11 trang 69 Toán 7 Tập 1: Cho ΔABC=ΔDEF. Biết rằng A^=60°,E^=80°, tính số đo các góc B, C, D, F.

Lời giải:

Do ΔABC=ΔDEF nên ta có các cặp góc tương ứng bằng nhau:

A^=D^=60°, B^=E^=80°,C^=F^.

Xét tam giác ABC có A^+B^+C^=180°.

Do đó C^=180°−A^−B^=180°−60°−80°=40°.

Mà C^=F^ nên F^=40°.

Vậy B^=80°,D^=60°, C^=F^=40°.

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

  • Toán 7 Bài 14: Trường hợp bằng nhau thứ hai và thứ ba của tam giác

  • Toán 7 Luyện tập chung trang 74

  • Toán 7 Bài 15: Các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông

  • Toán 7 Bài 16: Tam giác cân. Đường trung trực của đoạn thẳng

  • Toán 7 Luyện tập chung trang 85, 86

Xem thêm:  Giải bài 10 11 12 13 trang 14 15 sgk Toán 7 tập 2

Săn SALE shopee tháng 6-6:

  • Unilever mua 1 tặng 1
  • L’Oreal mua 1 tặng 3
  • La Roche-Posay mua là có quà: