Chào mừng bạn đến với xaydung4.edu.vn trong bài viết về Giai bai 9 10 11 trang 156 sbt toan 8 tap 1 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Mục lục Giải SBT Toán 8 Bài 1: Đa giác – Đa giác đều
Bài 1 trang 155 SBT Toán 8 Tập 1: Trong các hình dưới đây hình nào là đa giác lồi? Vì sao?
Lời giải:
Các hình c, e, g là các đa giác lồi vì đa giác nằm trên một nửa mặt phẳng với bờ chứa bất kỳ cạnh nào của đa giác.
Bài 2 trang 155 SBT Toán 8 Tập 1: Hình vẽ bên. Hãy vẽ một đa giác lồi mà các đỉnh là một trong các điểm đã cho trong hình.
Lời giải:
Bài 3 trang 155 SBT Toán 8 Tập 1: Em hãy kể tên một số đa giác đều mà em biết.
Lời giải:
Ví dụ về các đa giác đều là: tam giác đều, hình vuông, ngũ giác đều, lục giác đều,…
Bài 4 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng số đo của một hình n-giác đều là (n−2).1800n .
Lời giải:
Vẽ một n-giác lồi, kẻ các đường chéo xuất phát từ một đỉnh của n-giác lồi thì chia đa giác đó thành (n – 2) tam giác.
Tổng số đo 3 góc của 1 tam giác là 1800 nên tổng các góc của n-giác lồi bằng tổng các góc của (n – 2) tam giác bằng (n – 2).180o.
Hình n-gíác đều có n góc bằng nhau nên số đo mỗi góc bằng: (n−2).1800n.
Bài 5 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Tính số đo của hình 8 cạnh đều, 10 cạnh đều, 12 cạnh đều.
Lời giải:
Theo bài 4, công thức tính số đo mỗi góc của đa giác đều có n cạnh: (n−2).1800n
– Đa giác đều 8 cạnh ⇒ n = 8, số đo mỗi góc là:
(8−2).18008 = 1350
– Đa giác đều 10 cạnh ⇒ n = 10, số đo mỗi góc là:
(10−2).180010 = 1440
– Đa giác đều 12 cạnh ⇒ n = 12, số đo mỗi góc là:
(12−2).180012 = 1500
Bài 6 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1:
a) Vẽ hình và tính số đường chéo của ngũ giác, lục giác.
b) Chứng minh rằng hình n-giác có tất cả n(n−3)2 đường chéo.
Lời giải:
a) Từ mỗi đỉnh của ngũ giác vẽ được 2 đường chéo.
Ngũ giác có 5 đỉnh ta kẻ được 5.2 = 10 đường chéo, trong đó mỗi đường chéo được tính hai lần. Vậy ngũ giác có tất cả 5 đường chéo.
Từ mỗi đỉnh của lục giác vẽ được 3 đường chéo.
Lục giác có 6 đỉnh ta kẻ được 6.3 = 18 đường chéo, trong đó mỗi đường chéo được tính hai lần. Vậy lục giác có tất cả 9 đường chéo.
b) Từ mỗi đỉnh của n-giác nối với các đỉnh còn lại ta được n – 1 đoạn thẳng, trong đó có 2 đoạn thẳng là cạnh của hình n-giác (hai đoạn thẳng nối với hai đỉnh kề nhau).
Vậy qua mỗi đỉnh n-giác vẽ được n – 3 đường chéo.
Hình n-giác có n đỉnh kẻ được n(n – 3) đường chéo, trong đó mỗi đường chéo được tính hai lần.
Vậy hình n-giác có tất cả n(n−3)2 đường chéo.
Bài 7 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Tìm số đường chéo của hình 8 cạnh, 10 cạnh, 12 cạnh.
Lời giải:
Áp dụng công thức tính ở bài 6 chương này.
Đa giác có 8 cạnh, số đường chéo là: 8(8−3)2 =20 đường chéo;
Đa giác có 10 cạnh, số đường chéo là: 10(10−3)2 =35 đường chéo;
Đa giác có 12 cạnh, số đường chéo là: 12(12−3)2 =54 đường chéo.
Bài 8 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Chứng minh rằng tổng các góc ngoài của một đa giác (lồi) có số đo bằng 360o.
Lời giải:
Tổng số đo của góc trong và góc ngoài ở mỗi đỉnh của hình n-giác bằng 180o.
Hình n-giác có n đỉnh nên tổng số đo các góc trong và góc ngoài của đa giác bằng n.180o.
Mặt khác, ta biết tổng các góc trong của hình n-giác bằng (n – 2).180o.
Vậy tổng số đo các góc ngoài của hình n-giác là:
n.180o – (n – 2).180o
= n.180o – n.180o + 2.180o = 360o
Bài 9 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Đa giác nào có tổng số đo các góc trong bằng tổng số đo các góc ngoài?
Lời giải:
Hình n-giác lồi có tổng số đo các góc trong bằng (n – 2).180o và tổng các góc ngoài bằng 360o (theo bài 8).
Để đa giác lồi có tổng các góc trong bằng tổng các góc ngoài thì:
⇒ (n – 2).180o = 360o
⇒ n – 2 = 2 nên n = 4.
Vậy tứ giác lồi có tổng các góc trong và góc ngoài bằng nhau.
Bài 10 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Một đa giác (lồi) có nhiều nhất là bao nhiêu góc nhọn?
Lời giải:
Ta có: nếu góc của đa giác lồi là góc nhọn thì góc ngoài tương ứng là góc tù.
Nếu đa giác lồi có 4 góc đều nhọn thì các góc ngoài tương ứng đều là góc tù nên tổng các góc ngoài của đa giác lớn hơn 4.900 = 3600.
Vậy đa giác lồi có nhiều nhất là 3 góc nhọn.
Bài 11 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Một đa giác đều có tổng số đo tất cả các góc ngoài và một góc trong của đa giác đó bằng 468°. Hỏi đa giác đều đó có mấy cạnh?
Lời giải:
Tổng số đo các góc ngoài của đa giác bằng 360°.
Số đo một góc trong của đa giác đều là
468° – 360° = 108°
Gọi n là số cạnh của đa giác đều.
Ta có số đo mỗi góc của đa giác đều bằng (n−2).1800n .
Suy ra: (n−2).1800n = 108°
⇒ 180.n – 360 = 108.n
⇒ 72n = 360 ⇒ n = 5
Vậy đa giác đều cần tìm có 5 cạnh.
Bài tập bổ sung
Bài 1.1 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: Mỗi câu sau đây đúng hay sai ?…
Bài 1.2 trang 156 SBT Toán 8 Tập 1: a) Cho tam giác đều ABC. Gọi M, N, P tương ứng là trung điểm của các cạnh BC, CA, AB. Chứng minh MNP là tam giác đều…
Bài 1.3 trang 157 SBT Toán 8 Tập 1: Cho hình vuông ABCD có AB = 3cm Trên tia đối của tia BA lấy điểm K sao cho BK = 1cm…
Xem thêm lời giải sách bài tập Toán lớp 8 hay, chi tiết khác:
Bài 2: Diện tích hình chữ nhật
Bài 3: Diện tích tam giác
Bài 4: Diện tích hình thang
Bài 5: Diện tích hình thoi
Bài 6: Diện tích đa giác
Xem thêm tài liệu khác Toán học lớp 8 hay, chi tiết khác:
Trắc nghiệm Đa giác. Đa giác đều có đáp án