Bài 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 trang 145 SBT Toán 7 tập 1

Rate this post

Chào mừng bạn đến với xaydung4.edu.vn trong bài viết về Gia bai 57 58 59 60 trang 145 sbt toan lop 7 tap 1 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Bài 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 62 trang 145 SBT Toán 7 tập 1

Bài 55: Cho tam giác ABC có ∠B = ∠C Tia phân giác của góc A cắt BC tại D

chứng minh rằng: BD = DC; AB = AC

Lời giải:

Trong ΔADB, ta có:

∠B + ∠(A1 ) + ∠(D1) = 180° (tổng 3 góc trong tam giác)

Suy ra: ∠(D1 ) = 180° – (∠C +(A1)) (1)

Trong ΔADC, ta có:

∠C +∠(A2) + ∠(D2) = 180° (tổng 3 góc trong tam giác)

Suy ra: ∠(D2) = 180° – (∠C + ∠(A2) ) (2)

∠B = ∠C (gt)

∠(A1 ) = ∠(A2) (gt)

Từ (1) và (2) và gt suy ra: ∠(D1) = ∠(D2)

Xét ΔABD và ΔADC, ta có:

∠(A1 ) = ∠(A2)(gt)

AD cạnh chung

∠(D1 ) = ∠(D2)

Vậy: ΔABD = ΔADC (g.c.g)

Vậy: AB = AC (hai cạnh tương ứng)

DB = DC (hai cạnh tương ứng)

Bài 56: Cho hình dưới, chứng minh rằng O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng AD, BC

Lời giải:

Hai đường thẳng AB và CD tạo với BD có hai góc trong cùng phía bù nhau: 120° + 60° = 180°

Suy ra: AB // CD

Ta có: ∠A = ∠(D1) (hai góc so le trong)

∠C = ∠(B1) (hai góc so le trong)

AB = CD (gt)

Suy ra: Δ AOB= Δ DOC (g.c.g)

Suy ra: OA = OD; OB = OC (hai cạnh tương ứng)

Vậy O là trung điểm của mỗi đoạn thẳng AD và BC

Bài 57: Cho hình dưới trong đó DE // AB, DF // AC, EF // BC. Tính chu vi tam giác DFE

Xem thêm:  Toán lớp 5 trang 172 Luyện tập (tiếp theo) - VnDoc.com

Lời giải:

Xét ΔABC và ΔABF, ta có:

∠(ABC) = ∠(BAF) (so le trong)

AB cạnh chung

∠(BAC) = ∠(ABF) (so le trong)

Suy ra: ΔABC = ΔABF(g.c.g)

Suy ra: AF = BC = 4 (hai cạnh tương ứng)

BF = AC = 3(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔABC và ΔACE, ta có:

∠(ACB) = ∠(CAE) (so le trong)

AC cạnh chung

∠(BAC) = ∠(ECA) (so le trong)

Suy ra: ΔABC = ΔCEA(g.c.g)

Suy ra: AE = BC = 4(hai cạnh tương ứng)

CE = AB (hai cạnh tương ứng)

Xét ΔABC và ΔDCB, ta có:

∠(ACB) = ∠(DBC) (so le trong)

BC cạnh chung

∠(ABC) = ∠(DCB) (so le trong)

Suy ra: ΔABC= ΔDCB(g.c.g)

Suy ra: DC = AB = 2(hai cạnh tương ứng)

DB = AC (hai cạnh tương ứng)

Ta có: EF = AE = AF = 4 + 4 = 8

DF = DB + BF = 3+ 3 = 6

DE = DC + CE = 2 + 2 = 4

Vậy chu vi ΔDEF là:

DE + DF + EF = 4+ 6 + 8 = 18 (đơn vị độ dài)

Bài 58: Cho đoạn thẳng AB. Qua A vẽ đường thẳng m vuông góc với AB. Qua B vẽ đường thẳng n vuông góc với AB. Qua trung điểm O của AB vẽ một đường thẳng cắt m ở C và cắt n ở D. so sánh các độ dài OC và OD.

Lời giải:

Xét ΔAOC và ΔBOD ta có:

∠(CAO) = ∠(DBO) = 90°

OA = OB

∠(AOC) = ∠(BOD)

Suy ra: ΔAOC = ΔBOD(g.c.g)

Vậy: OC = OD

Bài 59: Cho tam giác ABC có AB = 2,5cm, AC = 3 cm; BC = 3,5 cm. Qua A vẽ đươnhg thẳng song song với BC, qua C vẽ đường thẳng song song với AB, chúng cắt nhau tại D. tính chu vi tam giác ACD.

Lời giải:

Ta có: AB // CD (gt)

Xem thêm:  Toán lớp 5 trang 22 Luyện tập chung 4 - VnDoc.com

Suy ra ∠(ACD) = ∠(CAB) (hai góc so le trong)

BC // AD (gt)

Suy ra: ∠(CAD) = ∠(ACB) (hai góc so le trong)

Xét ΔABC và ΔCDA, ta có:

∠(CAD) = ∠(ACB) (chứng minh trên)

AC cạnh chung

∠(ACD) = ∠(CAB) (chứng minh trên)

Suy ra: ΔABC = ΔCDA (g.c.g)

Suy ra: CD = AB = 2,5cm và AD = BC = 3,5 cm

Chu vi ΔACD là : AC + AD + CD = 3 + 3,5 + 2,5 = 9 cm

Bài 60: Cho tam giác ABC vuông tại A. Tia phân giác của góc B cắt AC ở D. kẻ DE vuông góc vớ BC. Chứng minh rằng AB = BE

Lời giải:

Xét hai tam giác vuông ABD và EBD, ta có:

∠(BAD) = ∠(BED) = 90°

Cạnh huyền BD

∠(ABD) = ∠(EBD) (gt)

Suy ra: Δ ABD = Δ EBD(cạnh huyền, góc nhọn)

Vậy BA = BE ( hai cạnh tương ứng)

Bài 61: Cho tam giác ABC vuông tại A có AB = AC. Qua A kẻ đường thẳng xy (B, C nằm cùng phía đối với xy). Kẻ BD và CE vuông góc với xy.

Chứng minh rằng:

a, ΔBAD = ΔACE

b, DE = BD + CE

Lời giải:

a, Ta có: ∠(BAD) +∠(BAC) +∠(CAE) = 180° (kề bù)

Mà ∠(BAC) = 90° (gt) ⇒ ∠(BAD) +∠(CAE) = 90° (1)

Trong ΔAEC, ta có: ∠(ACE) = 90° ⇒ ∠(CAE) +∠(ACE) = 90° (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ∠(BAD) = ∠(ACE)

Xét hai tam giác vuông AEC và BDA, ta có:

∠(AEC) + ∠(DBA) = 90°

AC = AB (gt)

∠(ACE) + ∠(BAD) (chứng minh trên)

Suy ra: ΔAEC = ΔBDA(cạnh huyền. Góc nhọn)

b, Ta có: ΔAEC = ΔBDA

⇒ AE = BD và EC = DA

Mà DE = DA + AE

Vậy: DE = CE + BD

Bài 62: Cho tam giác ABC. Vẽ ở phía ngoài tam giác ABC các tam giác vuông tại A và ABD, ACE có AB = AD, AC = AE. Kẻ AH vuông góc với BC, DM vuông góc với AH, EN vuông góc với AH.

Xem thêm:  Giải sách bài tập Toán 9 Tập 1 trang 111, 112, 113 (Đầy đủ)

Chứng minh rằng:

a. DM = AH

b. MN đi qua trung điểm của DE

Lời giải:

a, Ta có: ∠(BAH) +∠(BAD) +∠(DAM) = 180° (kề bù)

Mà ∠(BAD) =90°⇒ ∠(BAH) + ∠(DAM) = 90° (1)

Trong tam giác vuông AMD, ta có:

∠(AMD) = 90° ⇒ ∠(DAM) + ∠(ADM) = 90° (2)

Từ (1) và (2) suy ra: ∠(BAH) = ∠(ADM)

Xét hai tam giác vuông AMD và BHA, ta có:

∠(BAH) = ∠(ADM)

AB = AD (gt)

Suy ra: ΔAMD = ΔBHA(cạnh huyền, góc nhọn)

Vậy: AH = DM (hai cạnh tương ứng) (3)

b, Ta có: ∠(HAC) + ∠(CAE) +∠(EAN) = 180° (kề bù)

Mà ∠(CAE) = 90° ⇒ ∠(HAC) + ∠(EAN) = 90°(kề bù) (4)

Trong tam giác vuông AHC, ta có:

∠(AHC) = 90° ⇒ ∠(HAC) + ∠(HCA) = 90° (5)

Từ (4) và (5) suy ra: ∠(HCA) = ∠(EAN)

Xét hai tam giác vuông AHC và ENA, ta có:

∠(AHC) = ∠(EAN) = 90°

AC = AE (gt)

∠(HCA) = ∠(EAN)

Suy ra : ΔAHC = ΔENA (cạnh huyền, góc nhọn)

Vậy AH = EN (hai cạnh tương ứng)

Từ (3) và (6) suy ra: DM = EN

Vì DM ⇒ AH và EN ⇒ AH nên DM // EN (hai đường thẳng cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba)

Gọi O là giao điểm của MN và DE

Xét hai tam giác vuông DMO và ENO, ta có:

∠(DMO) = ∠(ENO) = 90°

DM = EN (gt)

∠(MDO) = ∠(NEO)(so le trong)

Suy ra : ΔDMO = ΔENO(g.c.g)

⇒ D = OE

Vậy MN đi qua trung điểm của DE