Chào mừng bạn đến với xaydung4.edu.vn trong bài viết về Công thức tính độ bất bão hòa lớp 11 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.
Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ hay nhất
Với loạt bài Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ hay nhất Hóa học lớp 11 sẽ giúp học sinh nắm vững công thức, từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 11.
Bài viết Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ hay nhất gồm 4 phần: Định nghĩa, Công thức, Kiến thức mở rộng và Bài tập minh họa áp dụng công thức trong bài có lời giải chi tiết giúp học sinh dễ học, dễ nhớ Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ hay nhất Hóa học 11.
Bạn đang xem: Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ hay nhất – Hóa học lớp 11
Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon (trừ CO, CO2, muối cacbonat, xianua, cacbua,…). Việc biết chất đó có bao liên kết pi và vòng sẽ giúp chúng ta giải bài toán hữu cơ một cách nhanh chóng. Để biết chất có tổng bao nhiêu liên kết pi và vòng, người ta sẽ tính độ bất bão hòa của chất đó. Các em hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách xác định độ bất bão hòa của chất hữu cơ.
1.Công thức tính độ bất bão hòa hợp chất hữu cơ
Xét hợp chất có công thức: CxHyOzNtXr ( X là halogen)
Độ bất bão hòa =
2. Bạn nên biết
– Công thức tính độ bất bão hòa chỉ áp dụng cho hợp chất cộng hóa trị.
– Các nguyên tố hóa trị II như oxi, lưu huỳnh không ảnh hưởng tới độ bất bão hòa.
– Một số dạng/công thức thường gặp:
+ CnH2n+2 (chỉ chứa nối đơn, mạch hở)
+ CnH2n (có 1 nối đôi, mạch hở hoặc vòng no)
+ CnH2n-2 (có 1 nối ba, mạch hở hoặc 2 nối đôi, mạch hở hoặc 1 nối đôi 1 vòng …)
+ CnH2n-6 (chứa vòng benzen …)
+ CxHyO (dạng R-OH; R-O -R’, R-CHO, R-CO-R’)
+ CxHyO2 (dạng R-COOH, R-COO -R’, HO-R-CHO…)
+ CxHyN (dạng R-NH2; R1-NH-R2,…)
3. Bài tập minh họa
Câu 1: Công thức CxHyOzNt có độ bất bão hòa là
A. (2x – y + t + 2)/2
B. (2x – y + t + 2)
C. (2x – y – t + 2)/2
D. (2x – y + z + t + 2)/2
Hướng dẫn
Đáp án A
Câu 2: Vitamin A công thức phân tử C20H30O, có chứa 1 vòng 6 cạnh và không có chứa liên kết ba. Số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là:
A. 7.
B. 6.
C. 5.
D. 4.
Hướng dẫn
Độ bất bão hòa là:
Mà k = v + π ; v=1 => π=5
Do hợp chất không chứa liên kết ba nên số liên kết đôi trong phân tử vitamin A là 5.
Đáp án C
Câu 3: Chất nào sau đây có số liên kết π nhiều nhất (mạch hở)?
A. C3H9N.
B. C2H5N.
C. C4H8O3.
D. C3H4O4.
Hướng dẫn
Do các chất đều mạch hở ⇒ k = π + v = π.
A. π = k = (2 × 3 + 2 + 1 – 9) ÷ 2 = 0.
B. π = k = (2 × 2 + 2 + 1 – 5) ÷ 2 = 1.
C. π = k = (2 × 4 + 2 – 8) ÷ 2 = 1.
D. π = k = (2 × 3 + 2 – 4) ÷ 2 = 2.
⇒ C3H4O4 chứa nhiều liên kết π nhất
⇒ Chọn D.
Xem thêm các Công thức Hóa học lớp 11 quan trọng hay khác:
-
Công thức tính % khối lượng các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
-
Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ
-
Công thức xác định số nguyên tử trong hợp chất hữu cơ
-
Công thức tính độ điện li
-
Công thức xác định hằng số điện li
Đăng bởi: THPT Trần Nguyên Hãn
Chuyên mục: Bài Giảng Lớp 9