Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 74 sgk Hóa Học 10

Rate this post

Chào mừng bạn đến với xaydung4.edu.vn trong bài viết về Bài 1 trang 74 sgk hóa 10 chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm chuyên sâu của mình cung cấp kiến thức chuyên sâu dành cho bạn.

Hướng dẫn giải Bài 15. Hóa trị và số oxi hóa sgk Hóa Học 10. Nội dung bài Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 74 sgk Hóa Học 10 bao gồm đầy đủ phần lý thuyết và bài tập, đi kèm công thức, phương trình hóa học, chuyên đề… có trong SGK để giúp các em học sinh học tốt môn hóa học 10, ôn thi tốt nghiệp THPT quốc gia.

LÍ THUYẾT

1. Hóa trị

– Trong các hợp chất ion : Hóa trị (còn gọi là điện hóa trị) chính bằng điện tích của ion đó.

– Trong hợp chất cộng hóa trị : Hóa trị (cộng hóa trị) chính bằng số liên kết của nguyên tử nguyên tố đó tạo ra được với các nguyên tử khác.

Ví dụ: Trong phân tử NaCl có ion Na+ mang điện hóa trị là 1+ và Cl- có điện hóa trị là 1-.

Trong phân tử HNO3, nguyên tử N có cộng hóa trị bằng 4.

2. Số oxi hóa

– Quy tắc 1: Số OXH của các nguyên tố trong các đơn chất bằng không.

– Quy tắc 2: Trong 1 phân tử, tổng số OXH của các nguyên tố bằng 0.

– Quy tắc 3: Số OXH của các ion đơn nguyên tử bằng điện tích của ion đó . Trong ion đa nguyên tử , tổng số OXH của các nguyên tố bằng điện tích của ion.

– Quy tắc 4: Trong hầu hết các hợp chất, số OXH của H bằng +1 , trừ 1 số trường hợp như hidrua, kim loại (NaH , CaH2 ….) . Số OXH của O bằng -2 trừ trường hợp OF2 , peoxit (chẳng hạn H2O2 …)

Xem thêm:  Giải bài 1, 2, 3, 4, 5 trang 21 Sách giáo khoa Hóa học 9

Lưu ý: Số OXH được viết bằng chữ số thường dấu đặt phía trước và được đặt ở trên kí hiệu nguyên tố.

Ví dụ: Tính oxi hóa của nguyên tố nitơ trong amoniac NH3

Đặt x là số oxi hóa của nguyên tố nitơ.

Ta có x+3.1=0 ⇒ x= -3. Số OXH của N trong NH3 là -3

BÀI TẬP

Dưới đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 74 sgk Hóa Học 10 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Nội dung chi tiết bài giải các bài tập các bạn xem sau đây:

1. Giải bài 1 trang 74 hóa 10

Số oxi hóa của nitơ trong NH4+ , NO2- , và HNO3 lần lượt là:

A. +5, -3, +3.

B. -3, +3, +5

C. +3, -3, +5

D. +3, +5, -3.

Bài giải:

Gọi số oxi hóa của N trong các hợp chất là x

Ta có:

• NH4+: x + 4 = 1 ( to) x = -3 ( to) số oxi hóa của N trong NH4+ là -3

• NO2-: x + 2.(-2) = -1 ( to) x = 3 ( to) số oxi hóa của N trong NO2- là +3

• HNO3: 1 + x + 3.(-2) = 0 ( to) x = 5 ( to) số oxi hóa của N trong HNO3 là +5

⇒ Đáp án: B.

2. Giải bài 2 trang 74 hóa 10

Số oxi hóa của Mn, Fe trong Fe3+ , S trong SO3 , P trong PO43-lần lượt là:

A. 0, +3, +6, +5

B. 0, +3, +5, +6

C. +3, +5, 0, +6

D. +5, +6, +3, 0.

Bài giải:

• Mn là đơn chất nên có số oxi hóa 0.

• Fe3+ có số oxi hóa +3.

• SO3: x + 3.(-2) = 0 ( to) x = 6 ( to) số oxi hóa của S là +6.

• PO43-: x + 4.(-2) = -3 ( to) x = 5 ( to) số oxi hóa của P là +5.

⇒ Đáp án: A.

3. Giải bài 3 trang 74 hóa 10

Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2 , Al2O3.

Xem thêm:  Giải Hóa 9 bài 41: Nhiên liệu - VnDoc.com

Bài giải:

Điện hóa trị của các nguyên tử trong:

• CsCl: Cs = 1+ ; Cl = 1-

• Na2O: Na = 1+ ; O = 2- ;

• BaO: Ba = 2+ ; O = 2-

• BaCl2 : Ba = 2+ ; Cl = 1-

• Al2O3 : Al = 3+ ; O = 2-

4. Giải bài 4 trang 74 hóa 10

Hãy xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây: H2O, CH4, HCl, NH3.

Bài giải:

Xác định cộng hóa trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau đây:

H2O CH4 HCl NH3 Cộng hóa trị H có cộng hóa trị là 1 O có cộng hóa trị là 2 C có cộng hóa trị là 4 H có cộng hóa trị là 1 H và Cl đều có cộng hóa trị là 1 N có cộng hóa trị là 3 H có cộng hóa trị là 1

5. Giải bài 5 trang 74 hóa 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion sau: CO2, H2O, SO3, NO, NO2, Na+, Cu2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ , NH4+

Bài giải:

O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa +1

( to) số oxi hóa của các nguyên tố trong các phân tử và ion là

• CO2: x + 2.(-2) = 0 ( to) x = 4 ( to) C có số oxi hóa +4 trong CO2

• H2O: H có số oxi hóa +1, O có số oxi hóa -2

• SO3: x + 3.(-2) = 0 ( to) x = 6 ( to) S có số oxi hóa +6 trong SO3

• NH3: x + 3.1 = 0 ( to) x = -3 ( to) N có số oxi hóa -3 trong NH3

• NO: x + 1.(-2) = 0 ( to) x = 2 ( to) N có số oxi hóa +2 trong NO

• NO2: x + 2.(-2) = 0 ( to) x = 4 ( to) N có số oxi hóa +4 trong NO2

(mathop Climits^{ + 4} {mathop Olimits^{ – 2} _2},{mathop {,,H}limits^{ + 1} _2}mathop Olimits^{ – 2} ,,,mathop {,S}limits^{ + 6} {mathop Olimits^{ – 2} _3},,,mathop {,N}limits^{ – 3} {mathop Hlimits^{ + 1} _3},,,mathop {,N}limits^{ + 2} mathop Olimits^{ – 2} ,,,,,mathop Nlimits^{ + 4} {mathop Olimits^{ – 2} _2})

• Cu2+ có số oxi hóa là +2

• Na+ có số oxi hóa là +1

• Fe2+ có số oxi hóa là +2

Xem thêm:  Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 51 sgk Hóa học 9

• Fe3+ có số oxi hóa là +3,

• Al3+ có số oxi hóa là +3.

6. Giải bài 6 trang 74 hóa 10

Viết công thức phân tử của các chất, trong đó S lần lượt có số oxi hóa -2, 0, +4, +6.

Bài giải:

Công thức phân tử của những chất trong đó S có số oxi hóa -2, 0, +4, +6 lần lượt là: H2S, S, SO2, SO3.

7. Giải bài 7 trang 74 hóa 10

Xác định số oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất, đơn chất và ion sau:

a) H2S, S, H2SO3, H2SO­4.

b) HCl, HClO, NaClO2, HClO3.

c) Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4.

d) MnO4- , SO42- , NH4+.

Bài giải:

a) O có số oxi hóa -2, H có số oxi hóa +1 trong các hợp chất

( to) Số oxi hóa của S trong các chất

• H2S: 1.2 + x = 0 ( to) x = -2 ( to) số oxi hóa của S là -2 trong H2S

• S đơn chất có số oxi hóa 0

• H2SO3: 1.2 + x + 3.(-2) = 0 ( to) x = 4 ( to) S có số oxi hóa +4 trong H2SO3

• H2SO4: 1.2 + x + 4.(-2) = 0 ( to) x = 6 ( to) S có số oxi hóa +6 trong H2SO4

b) Số oxi hóa của Cl trong HCl, HClO, NaClO2, HClO3 lần lượt là -1, +1, +3, +5.

c) Số oxi hóa của Mn trong Mn, MnCl2, MnO2, KMnO4. lần lượt là 0, +2, +4, +7. K có số oxi hóa là +1

d) Trong MnO4- Mn có số oxi hóa +7, trong SO42- S có số oxi hóa +6, trong NH4+ N có số oxi hóa là +3.

Bài trước:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 trang 70 71 sgk Hóa Học 10

Bài tiếp theo:

  • Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 8 9 trang 76 sgk Hóa Học 10

Xem thêm:

  • Để học tốt môn Toán 10
  • Để học tốt môn Vật Lí 10
  • Để học tốt môn Hóa Học 10
  • Để học tốt môn Sinh Học 10
  • Để học tốt môn Ngữ Văn 10
  • Để học tốt môn Lịch Sử 10
  • Để học tốt môn Địa Lí 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10
  • Để học tốt môn Tiếng Anh 10 (Sách Học Sinh)
  • Để học tốt môn Tin Học 10
  • Để học tốt môn GDCD 10

Trên đây là phần Hướng dẫn Giải bài 1 2 3 4 5 6 7 trang 74 sgk Hóa Học 10 đầy đủ, ngắn gọn và dễ hiểu nhất. Chúc các bạn làm bài môn hóa học 10 tốt nhất!

“Bài tập nào khó đã có giaibaisgk.com“